Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

5 điều các nhà tuyển dụng đều muốn ở ứng viên

Từ hồ sơ lý lịch, thư xin việc đến website hay bản giới thiệu bản thân cũng như trả lời phỏng vấn đều phải thực sự nhất quán về thông điệp đưa ra. Nếu bạn thay đổi thông điệp thì hãy cập nhật chúng. Thông điệp nhất quán sẽ làm nổi thành tích của bạn. 

Trong bối cảnh có quá nhiều người đang tìm kiếm việc làm mà số lượng việc làm thì quá ít nên các nhà tuyển dùng thường có xu hướng lựa chọn kỹ và đặt ra những yêu cầu cao đối với các ứng viên.
Hãy làm nổi bật bản thân bằng cách thực hiện 5 điều dưới đây.

Do đó, nếu bạn tiếp thị bản thân chỉ bằng cách liệt kê những kinh nghiệm mà bạn đã từng làm trong bản lý lịch (CV) thì thực sự chưa đủ để gây ấn tượng mạnh đối với các nhà tuyển dụng. Điều mà những nhà tuyển dụng cần hơn ở các ứng viên là khả năng của họ là gì và những khả năng đó sẽ đóng góp như thế nào đối với công ty sau này. 

Các chuyên gia “săn đầu người” cũng thường tìm kiếm và lôi kéo những người đã có tài năng thực sự nổi bật từ các công ty khác, bởi đây là những đối tượng luôn dễ dàng được nhiều nhà tuyển dụng cần đến. 

Dưới đây là 5 tiêu chuẩn quan trọng mà các nhà tuyển dụng đều muốn ở các ứng viên khi tìm kiếm nhân sự. 

1. Thành thạo chuyên môn: Trong một lĩnh vực mà nhiều người đều có cùng một vị trí như nhau thì điều gì sẽ khiến bạn nổi bật hơn hẳn? Nếu bạn gặp khó khăn trong việc xác định chuyên môn của mình là gì thì hãy bắt đầu bằng việc liệt kê những chức năng nhiệm vụ mà bạn đã từng đảm đương, sau đó đưa ra các thứ tự ưu tiên để làm nổi bật những đóng góp của bạn đối với công ty. Hãy nhấn mạnh tới những điểm mà bạn đã đạt được những kết quả đáng kể. Từ đó bạn sẽ thấy được mình thành thạo chuyên môn gì. 

2. Những câu chuyện thành công: Những câu chuyện ngắn gọn về việc bạn đã đóng góp như thế nào để đạt mục tiêu tăng doanh thu/lợi nhuận hay thực hiện việc cắt giảm chi phí, giảm thiểu rủi ro cho công ty ra sao luôn khiến bạn thực sự nổi bật và trở thành ứng viên đặc biệt trong mắt các nhà tuyển dụng. 

Tuy nhiên, để có được những câu chuyện như thế này, bạn cần phải hiểu rõ ràng về vị trí công việc của mình cũng như những thành tựu mà bạn đã cống hiến cho công ty. Bằng cách này, các nhà tuyển dụng không chỉ hiểu về những giá trị của bản thân bạn trong quá khứ mà còn có thể mường tượng được những tiềm năng mà bạn có thể mang lại trong tương lai.   

3. Lời tiến cử: Một lá thư tiến cử hay đoạn nhận xét nào đó từ sếp cũ hay các đồng nghiệp có giá trị hơn nhiều so với việc tự giới thiệu về bản thân. Vì vậy bạn nên đưa vào ngay bên phải bản sơ yếu lý lịch của mình để tăng tính thuyết phục. Bạn nên nhờ họ viết rõ ràng và cụ thể những đóng góp và cống hiến của bạn trong các dự án hay lĩnh vực kinh doanh mà bạn đã tham gia. Và lý tưởng nhất là bạn nên đưa vào những lời đánh giá được thực hiện ngay sau khi bạn đạt được những kết quả đó, vì đó là lúc bạn được đánh giá cao nhất. 

4. Minh họa cho công việc: Những minh họa cụ thể về những công việc bạn đã thực hiện có hiệu quả cao hơn nhiều so với việc liệt kê những đầu việc mà bạn đã làm. Website, những bức ảnh về sản phẩm và những sản phẩm thực tế sẽ khiến các nhà tuyển dụng chú ý và ấn tượng hơn nhiều. 

5. Thông điệp nhất quán: Khi bạn bắt tay vào tìm kiếm công việc, hãy nhớ rằng, các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những ứng viên hội tụ những điều kiện cho bất kỳ vị trí nào. Bạn cần phải làm sao để họ cảm thấy tin tưởng vào thành tích cũng như khả năng mà bạn có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Vì vậy, hãy tự giúp mình cùng bằng cách thực hiện được 5 điều mà các nhà tuyển dụng mong muốn trên.

Nhà tuyển dụng sẽ hỏi những gì ở người tham khảo?

Trong khi chưa biết chính xác những câu hỏi mà nhà tuyển dụng sẽ hỏi người tham khảo thì các ứng viên vẫn nên sẵn sàng chuẩn bị cho cuộc gọi này và thống nhất một thông điệp với người tham khảo.

Xác nhận từ người tham khảo là bước cuối cùng trong quá trình sàng lọc trước khi nhà tuyển dụng đưa ra lời đề nghị công việc. Những gì mà người tham khảo nói ra đôi khi có thể quyết định đến việc bạn có nhận được lời đề nghị công việc hay không.
  
Mọi công ty đều có cách xác nhận thông tin khác nhau nhưng hầu hết vẫn tìm kiếm lời xác nhận từ người tham khảo. Greg Szymanski, giám đốc bộ phận nhân sự của công ty quản lý Geonerco (Seattle, Mỹ) nói rằng, khi nhà tuyển dụng liên lạc với người tham khảo, họ thường muốn tìm hiểu xem những gì mà ứng viên thể hiện trong cuộc phỏng vấn có chính xác không. “Thường thì những gì không nói ra quan trọng hơn là những điều đã được nói đến. Và những câu trả lời ấp úng, ngập ngừng của người tham khảo rất đáng để xem xét”, Greg nói. 

Vậy nhà tuyển dụng sẽ muốn tìm hiểu những thông tin gì ở người tham khảo? 

Xác minh công việc: 

Một trong những câu hỏi mang tính chuẩn mực của các nhà tuyển dụng khi cần tham vấn người tham khảo là liên quan đến công việc của ứng viên. Nhà tuyến dụng muốn xác minh xem có phải ứng viên này đã từng làm việc với người tham khảo này hay không, ngày tháng năm làm việc và mối quan hệ giữa ứng viên với người tham khảo là như thế nào (sếp, đồng nghiệp hay bạn bè…). 

Sean Milius, Chủ tịch của Healthcare Initiative – một chi nhánh của công ty tuyển dụng toàn cầu MRINetwork nói rằng, nhà tuyển dụng nào cũng muốn biết tại sao cần chọn bạn. “Sẽ rất quan trọng nếu những gì mà người tham khảo nói ra trùng khớp với những gì mà ứng viên đã thể hiện trong buổi phỏng vấn”, Milius nói.  “Và sẽ to chuyện nếu ứng viên nói việc rời khỏi công ty là “một sự chia tay lẫn nhau” trong khi đó người tham khảo lại nói rằng họ đã rời bỏ công ty hoặc bị sa thải”. Các ứng viên phải luôn ghi nhớ là cần trung thực trong các câu hỏi về lý do nghỉ việc vì rất có khả năng các nhà tuyển dụng sẽ kiểm tra lại thông tin này. 

Hiệu suất nơi làm việc: 

Sau khi hỏi những câu hỏi cơ bản, nhà tuyển dụng cũng có thể đề cập sâu hơn đến hiệu suất làm việc của ứng viên. Những câu hỏi liên quan đến hiệu suất nói chung sẽ bao gồm cả những điểm mạnh, điểm tiến bộ, khả năng làm việc theo nhóm và những thành tích lớn nhất mà ứng viên đã đạt được ở công ty cũ. Các chuyên gia nghề nghiệp cho rằng, những câu hỏi dưới đây bao gồm cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm là những câu thường xuyên được hỏi khi cần xác nhận thông tin từ người tham khảo: 

-          Ông/bà có thể cho biết điểm mạnh nhất của anh ta/cô ta là gì?

-          Ông/bà đánh giá kỹ năng giao tiếp của anh ta/cô ta như thế nào?

-          Điều gì thúc đẩy anh ta/cô ta tốt nhất?

-          Ông bà có thể đề nghị thuê lại anh/cô ta làm việc không?

Về cá nhân ứng viên:

Các chuyên gia cho rằng, khi hỏi những câu liên quan đến hiệu suất công việc sẽ cung cấp thêm những góc nhìn khác về ứng viên. “Nếu nhà tuyển dụng muốn biết ứng viên này là người như thế nào thì phải khéo léo hỏi người tham khảo những câu hỏi để có được thông tin đó theo một cách khác thay vì hỏi trực tiếp”. Ví dụ, nhà tuyển dụng có thể hỏi những câu như: “Bạn có tin tưởng để ứng viên này trông giúp con cái khi bạn đi nghỉ không?” hay “Bạn có thể mời ứng viên này đi ăn tối ở nhà hàng với những người thân của bạn không?”. Những câu hỏi không liên quan đến công việc hoặc liên quan đến đời tư thường rất hữu ích, ngay cả khi người tham khảo có nói ra hay không, chỉ cần thông qua cách thức mà anh ta/cô ta trả lời, nhà tuyển dụng cũng có thể nắm bắt được nhiều điều về ứng viên mà họ đang nhắm tới. 

Người tham khảo là ai? 

Chắc chắn là những câu trả lời của người tham khảo sẽ rất có trọng lượng đối với quyết định cuối cùng của nhà tuyển dụng. Nhưng quan trọng người tham khảo này là ai? Nếu bạn chỉ cung cấp người tham khảo là mẹ, chị gái hay bạn thân thì rất có thể bạn sẽ “mất điểm” của nhà tuyển dụng. 

Các chuyên gia cho rằng, hầu hết các nhà tuyển dụng đều thích ứng viên lựa chọn sếp cũ hay người giám sát trực tiếp làm người tham khảo” bởi họ thường có khả năng để cung cấp một ý kiến tương đối khách quan và ít bị chi phối để đưa ra những nhận xét tích cực nếu họ thấy không thực sự xứng đáng.

Tốt nhất là ứng viên nên lựa chọn sếp cũ của mình để làm người tham khảo, bởi những đánh giá của họ sẽ có trọng lượng hơn là việc lựa chọn đồng nghiệp làm người tham khảo. Các ứng viên cũng nên lựa chọn người tham khảo là những người mà ứng viên đã từng làm việc ít nhất trong vòng 1 năm, có những hiểu biết đúng về khả năng và có thể chứng thực cho những đóng góp của ứng viên. 

Các chuyên gia cho rằng, nếu ứng viên thực hiện tốt việc lựa chọn người tham khảo thì người tuyển dụng có thể sẽ không cần đến việc xác minh người tham khảo cũng có thể hiểu được phong cách làm việc của ứng viên. Chuyên gia cũng khuyên rằng, ứng viên nên chia sẻ những mô tả công việc cơ bản với người tham khảo và gợi nhắc họ nhớ lại vị trí cũng như những đóng góp và cống hiến của ứng viên khi còn làm việc cùng nhau.

7 sai lầm cần tránh khi bắt đầu công việc mới

Bảo thủ
 
Bảo thủ cũng là một sai lầm phổ biến khi bắt đầu công việc mới. Có thể bạn đã quen với cách thức mình thường thực hiện và khăng khăng làm như vậy ở môi trường mới. Nhưng mỗi nơi có những quy định và cách thực hiện khác nhau. Bạn nên “nhập gia tùy tục”, giữ tư tưởng cởi mở, tìm hiểu chính xác và đầy đủ những nguyên tắc ở công ty mới, từ đó điều chỉnh phong cách làm việc của mình cho phù hợp.

Bạn thở phào nhẹ nhõm khi tìm được công việc mong muốn. Tuy nhiên, đừng vội tự mãn bởi tất cả mới chỉ là bắt đầu.
 
Sai lầm có thể xảy ra từ những ngày đầu tiên và khiến bạn phải sớm từ bỏ công việc “trong mơ” của mình.
 
Để không rơi vào tình huống đó, hãy tránh bảy sai lầm dưới đây khi bắt đầu công việc:
 
Phớt lờ văn hóa công sở
 
Donna Farrugia - giám đốc điều hành CreativeGroup.com, chia sẻ: "Công ty chúng tôi đã thăm dò ý kiến của 250 người làm việc trong lĩnh vực quảng cáo và marketing về thách thức lớn nhất khi bắt đầu công việc và 40% trong số họ nói rằng đó là thích nghi với văn hóa công sở". Điều này cho thấy tầm quan trọng của khả năng nắm bắt và làm quen với những quy tắc, cả thành văn lẫn bất thành văn, ở môi trường làm việc mới.
 
Farrugia đưa ra lời khuyên: “Hãy đến cơ quan sớm 30 phút và ra về muộn hơn một chút để quan sát cách mọi người cư xử, hành động - khi họ uống cà phê, ăn trưa, nói chuyện, hay cách kết thúc ngày làm việc… Tóm lại, bạn nên quan sát mọi thứ xung quanh và bắt nhịp cùng với chúng".
 
Kiêu ngạo
 
“Nhiều nhân viên thường tự mãn với năng lực của bản thân, rằng mình là người có nhiều kinh nghiệm hay tốt nghiệp đại học ở nước ngoài. Họ mang tư tưởng này vào công việc, coi mình như “vị cứu tinh” cho công ty và khăng khăng làm việc theo ý của mình mà phớt lờ những quy tắc hay đồng nghiệp” - Sue Edwards, chuyên gia tư vấn nghề nghiệp và chủ tịch Công ty Development by Design, cho biết.
 
Với thái độ như vậy, bạn sẽ nhanh chóng tạo ấn tượng xấu với mọi người, đồng thời không thể phát triển bản thân. Thay vào đó, hãy lắng nghe và học hỏi. Dành thời gian để tìm hiểu về công ty và quy trình của từng hoạt động trước khi đưa ra ý kiến của riêng mình.
 
Rụt rè
 
Đối lập với kiêu ngạo là sự xấu hổ, rụt rè. Tính cách này có thể khiến mọi người khó tiếp cận và dần dần không muốn giao tiếp với bạn. Thay vào đó, hãy tích cực xây dựng mối quan hệ ngay từ những ngày đầu tiên. Edwards khuyên bạn nên "dành thời gian để nói chuyện cởi mở, thoải mái với đồng nghiệp về những chủ đề thông thường ngoài công việc. Đây cũng là cách bạn học về văn hóa công sở nhanh và hiệu quả hơn”. 

Không xác định kỳ vọng của công ty
 
Khi không biết điều gì đang chờ đợi mình, bạn sẽ không biết cách thể hiện cho tốt. Bạn nên gặp sếp trực tiếp của mình để thảo luận trách nhiệm ở vị trí của mình. Hãy tìm hiểu rõ ràng về kỳ vọng của công ty về bạn, những ưu tiên, cách đánh giá hiệu quả công việc, phần thưởng khi bạn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ… 
 
Không nhận lỗi
 
Ai cũng có lúc phạm sai lầm và người mới có thể mắc phải nhiều hơn. Nhưng lỗi lớn nhất của bạn là cho rằng sẽ không ai nhận ra nếu mình không nhận lỗi. Thật ra, khi bạn là nhân viên mới, mọi con mắt trong văn phòng sẽ để ý tới từng hoạt động của bạn. Vì vậy, đừng che giấu mà hãy thẳng thắn nhận lỗi, sửa sai, rút ra bài học và tiếp tục cố gắng.
 
 
Không hỏi ý kiến đánh giá
 
Bạn không nên chờ bản đánh giá hiệu quả công việc tới sáu tháng hay một năm để biết mình làm việc ra sao. Như vậy, bạn sẽ không biết cách phát triển bản thân. Thay vào đó, hãy nói chuyện với cấp trên sau một tháng làm việc, bàn luận với anh/cô ấy về những việc bạn làm tốt, chưa tốt, cách cải thiện và những khó khăn khi làm việc…

“Mẹo” viết CV khi chưa có kinh nghiệm gì?

Tính cách cũng có thể hỗ trợ nhiều cho bạn. Ví dụ, với công việc kế toán, tính cẩn thận, tỉ mỉ, chú ý tới từng chi tiết là những yếu tố rất quan trọng và cần thiết. Hãy nhấn mạnh những tính cách có liên quan tới công việc để thuyết phục nhà tuyển dụng.

Kinh nghiệm luôn là nỗi lo lắng hàng đầu của những tân cử nhân khi đi xin việc. Đặc biệt, vào thời buổi “cung nhiều hơn cầu”, yêu cầu về kinh nghiệm trở thành cản trở những người mới trong thị trường lao động vươn tới công việc “trong mơ” của mình.
 
Tuy nhiên, bạn không nên vội từ bỏ vị trí mình mong muốn chỉ bởi chưa có kinh nghiệm. Dù công ty đăng tin tuyển dụng và yêu cầu người có kinh nghiệm đăng ký, điều này không có nghĩa là họ chỉ muốn những người có kinh nghiệm. Họ biết trong thị trường lao động, tỉ lệ người mới không có hoặc có ít kinh nghiệm. Và điều họ kỳ vọng là một số người trẻ tuổi dám thử thách thể hiện bản thân. Đây là dấu hiệu cho một nhân viên tự tin, sẵn sàng đương đầu với khó khăn trong tương lai.
 
Vì vậy, điều bạn cần làm là “chăm chút” cho bản CV để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng và nhận được lời phỏng vấn. Việc này cũng phải đơn giản bởi bạn không thể viết CV với vài dòng ngắn ngủi hay ghi những kinh nghiệm không có thật vào đó. Dù vậy, bạn có thể lái sự chú ý của nhà tuyển dụng vào những điểm mạnh khác của mình.
 
- Chứng tỏ kỹ năng cứng
 
Kỹ năng cứng sẽ nói lên con người bạn. Vì không có kinh nghiệm làm việc thực tế, bạn nên hoàn thiện tốt kỹ năng cứng của mình. Đây là những kỹ năng bạn đã tích lũy qua quá trình học tập và trải nghiệm tại trường học. Chẳng bạn, với công việc kế toán, nắm vững kiến thức về luật, tính toán… sẽ là những yếu tố được sử dụng để thuyết phục nhà tuyển dụng. Đừng cho rằng như vậy là quá chi tiết và không nhất thiết phải viết vào CV.
 
Ngoài ra, bạn có thể thêm vào các hoạt động đoàn đội, tình nguyện, câu lạc bộ tiếng Anh hay môi trường… bạn từng tham gia khi còn đi học. Rất nhiều nhà tuyển dụng hiện nay tìm kiếm những ứng viên năng động, nhiệt tình như vậy cho dù họ không có kinh nghiệm làm việc thực tế.
 
- Tận dụng kỹ năng mềm
 
Bên cạnh kỹ năng cứng, các kỹ năng mềm xuất sắc cũng giúp bạn ghi thêm điểm với nhà tuyển dụng. Đây không hẳn là những kỹ năng bạn được dạy tại trường lớp mà là những kỹ năng đặc biệt của bản thân mình, như khả năng lắng nghe, tập trung tốt, kỹ năng giao tiếp...
 
Tóm lại, bạn cần tổng hợp những điểm mạnh của mình để chứng tỏ bạn có thể làm tốt công việc. Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ chú ý khi đọc CV của ứng viên có những đặc điểm tương đồng, thỏa mãn yêu cầu về công việc kể cả dù chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế.

"Mẹo" trả lời câu hỏi về điểm yếu của bản thân

Những câu chuyện ngắn gọn như vậy sẽ cho nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về con người bạn và những điểm tích cực bạn có thể mang đến công việc cũng như công ty.

Câu hỏi về điểm yếu của bản thân là một trong những câu hỏi khó nhất trong cuộc phỏng vấn. Rất nhiều ứng viên đã phải “dừng bước” bởi không thể hoặc trả lời không tốt câu hỏi này.

Mục đích của câu hỏi này là xác định một phần tính cách, năng lực, sự linh hoạt và khả năng thích ứng với công ty của ứng viên.

Khi đặt ra câu hỏi này, điều đầu tiên người phỏng vấn mong chờ ở bạn là thẳng thắn trả lời, thay vì im lặng bỏ qua. Tiếp đó, anh/cô ấy mới để ý tới nội dung câu trả lời, tức là bạn có sự chuẩn bị và trả lời một cách rõ ràng với những thông tin liên quan.

Ngoài ra, người phỏng muốn cũng muốn kiểm tra phản ứng của bạn trước những điều bất ngờ.

Điều quan trọng là bạn phải trả lời trung thực và không nên nói ra điểm yếu nhất của mình. Nhà tuyển dụng hỏi điểm yếu một cách chung chung, không rõ thời gian, mức độ nên bạn có thể trả lời một cách chung chung.

Bạn không nên lo lắng điểm yếu đồng nghĩa với điều tiêu cực và rằng nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn là người không có năng lực. Thật ra bạn có thể rút ra điểm tốt từ điều tiêu cực. Đó là thể hiện những giá trị bạn có thể mang lại cho nhà tuyển dụng thông qua cách trả lời.

Đáp án lý tưởng nhất cho câu hỏi là điểm yếu bạn đã khắc phục được. Qua câu trả lời này, bạn chứng tỏ những đặc điểm tích cực, như:

- Sự khiêm tốn vì biết được điểm yếu của bản thân và không tự hão mình là người hoàn hảo.

- Kỹ năng giải quyết vấn đề vì biết cách khắc phục điểm yếu.

- Sự kiên trì vượt qua khó khăn.

- Tự tin sau khi vượt qua điểm yếu của bản thân.

Giả sử điểm yếu của bạn là luôn lo lắng, hồi hộp khi phải thuyết trình dù trước nhóm nhỏ hay đông người. Sau khi nêu điểm yếu, hãy nói cho nhà tuyển dụng biết bạn đã vượt qua nó như thế nào.

Bạn có thể nói: "Tôi nhận ra một trong những nguyên nhân của vấn đề là do sự thiếu chuẩn bị. Tôi đã nói chuyện với một đồng nghiệp giỏi thuyết trình. Anh ấy bình tĩnh và thoải mái khi thuyết trình. Bí quyết của anh ấy là luyện tập. Anh ấy còn cho tôi một số lời khuyên hữu ích để tập trung và phát biểu rõ ràng.

Ngoài ra, tôi còn tìm hiểu trên mạng cũng như luyện tập trước gia đình, bạn bè. Ban đầu cũng không dễ dàng và tôi không nhanh chóng thành công. Nhưng dần dần tôi thấy mình đỡ lo lắng và phát biểu hiệu quả hơn. Giờ đây tôi rất thích thuyết trình".

Vậy, điều bạn cần chuẩn bị cho câu hỏi về điểm yếu trước khi tham gia cuộc phỏng vấn là hãy nhìn lại sự nghiệp, kinh nghiệm học hành và tình nguyện của mình để tìm ra điểm yếu bạn đã vượt qua. Sau đó, viết lên một câu chuyện thành công để thuyết phục nhà tuyển dụng.

Bí quyết “nhen” lại lửa nhiệt huyết cho công việc

Nếu bạn sở hữu một chiếc điện thoại thông minh tại sao không thử một vài ứng dụng có thể giúp bạn sắp xếp mọi thứ một cách ngăn nắp.

Sau nhiều năm làm việc, bạn cảm thấy chán nản và không còn muốn quan tâm tới mọi thứ. Nếu chưa muốn từ bỏ công việc ấy thì sau đây là một vài gợi ý có thể giúp bạn khiến tình hình sáng sủa hơn.

Với hầu hết những ai đã đi làm, ngày tiếp nhận công việc thường là thời điểm hào hứng nhất, hăng hái nhất. Nhưng cùng với thời gian, khi khó khăn trong công việc phát sinh, những kỳ vọng của bản thân gặp trở ngại là lúc sự nhiệt huyết bị thử thách. Tình trạng trên kéo dài có thể khiến bạn trở nên chán nản, thậm chí ghét bỏ công việc của mình. Và rồi ý nghĩ “nhảy” việc sẽ trỗi dậy. Nhưng nếu bạn chưa muốn hoặc chưa thể ra đi thì làm thế nào để tìm lại cảm hứng với những công việc cũ? Sau đây là một vài gợi ý.

Tâm trạng thoải mái sẽ giúp công việc của bạn thú vị hơn

1. Đề nghị được thay đổi một số nhiệm vụ:

Hãy nói chuyện với “sếp” về những gì bạn cảm thấy và thử đề xuất thay đổi khối lượng công việc hoặc loại công việc bạn đang làm. Có thể bạn đang bị quá tải, làm công việc quá sức hoặc quá nhàm chán và “sếp” sẽ hiểu rằng bạn sẽ không thể làm việc hiệu quả nhất nếu không có một vài thay đổi.

Chỉ cần có thể nói ra được những điều này đã là một khởi đầu tốt cho những thay đổi tích cực. Mục tiêu của bạn là tìm ra giải pháp không chỉ tốt nhất cho bản thân mà còn là tốt nhất cho công việc, cho công ty và cho chính ông chủ của mình. Vậy nên hãy trình bày thật rõ ràng, chân thành và khéo léo.

2. Thử cộng tác cùng những người mới

Ngay cả khi bạn chán công việc không phải vì mối quan hệ căng thẳng với các đồng nghiệp, thì việc hợp tác với những con người mới vẫn có thể đem lại một bầu không khí tươi mới. Trong những dự án sắp tới, hãy thử đề nghị được xếp vào một nhóm bạn ít khi làm việc cùng thậm chí ít khi gặp mặt trong cơ quan. Hoặc đơn giản hơn, hãy thử trao đổi những quan điểm của bạn với những người này để xem họ phản ứng ra sao.

3. Tìm kiếm sự đồng điệu

Nếu bạn đã biết rõ mình thích làm việc với ai và mọi việc tiến triển thuận lợi, hãy tìm cơ hội để hợp tác nhiều hơn với họ. Nếu là trong nội bộ, thử xin sếp cho phép thực hiện báo cáo, bài thuyết trình sắp tới với người bạn thấy hòa hợp. Bên ngoài công ty, đó có thể là những nhà cung cấp hay khách hàng mà bạn có quan hệ thân mật. Hãy vun đắp cho những mối quan hệ như vậy, củng cố sự gắn kết và tích cực phát triển chúng.

4. Xin thuyên chuyển công tác

Nếu những giải pháp trên không thể giúp bạn cảm thấy tình hình sáng sủa hơn tại chỗ làm hiện tại, hãy tìm cách chuyển đổi. Thử trao đổi với sếp xem liệu bạn có thể được thuyên chuyển sang một mảng khác của công ty hay không. Rõ ràng việc chủ động đề xuất tốt hơn là cứ ngồi đó và mong ngóng được thuyên chuyển.

Trước khi nộp đơn xin điều chuyển, bạn nên tìm hiểu xem lĩnh vực nào khác trong công ty có thể phát huy tối đa thế mạnh của bạn hoặc phòng ban, bộ phận nào bạn cho rằng mình muốn làm việc cùng. Hãy tích cực tìm kiếm cơ hội tại những nơi khả năng của bạn được xem trọng.

5. Tìm một đồng nghiệp có thể dốc bầu tâm sự

Có thể bạn vẫn đang làm việc cùng các đồng nghiệp cũ hoặc đã thuyên chuyển sang chỗ mới, trong khi làm việc vẫn sẽ có những lúc bạn muốn dốc bầu tâm sự về công việc. Tất nhiên những chuyện này không thể nói với sếp mà phải là một người bạn có thể tin tưởng như một đồng nghiệp thân thiết, một người cố vấn hoặc cậu bạn thân ở phòng ban khác. Nhưng hãy thận trọng khi chọn người tâm sự để chắc rằng cuộc trò chuyện riêng tư không bị “buôn dưa lê” khắp cơ quan.

6. Phát huy tối đa thời gian rảnh rỗi

Rất nhiều người cảm thấy bực bội với thời gian ở cơ quan vì những thứ họ làm, hoặc trong nhiều trường hợp là những thứ họ không làm khi rảnh rỗi. Hãy dành thời gian đó cho những người bạn thực sự quan tâm, luôn đảm bảo rằng bạn ngủ đủ giấc và có những giờ phút thư thái, vui vẻ. Hãy lên một lịch trình các hoạt động giúp bạn tìm lại cảm hứng và thêm sung sức.Việc có thời gian để thư giãn, thả lỏng sẽ giúp bạn cảm thấy hào hứng hơn cả trong công việc lẫn cuộc sống.

7. Chú ý tới chế độ ăn và thể lực

Một chế độ ăn không hợp lý có thể khiến bất kỳ ai cảm thấy uể oải, dễ nổi cáu và khiến những cảm xúc tiêu cực trong công việc càng bị nhân lên. Bằng cách ăn uống điều độ, tập thể dục thường xuyên mọi người có thể nâng cao tinh thần, sự tỉnh tảo và hoạt bát. Hãy thử xem, rất có thể bạn sẽ bị ngạc nhiên bởi hiệu quả mà nó mang lại trong việc thay đổi thái độ với công việc.

8. Điều chỉnh lịch trình làm việc

Nếu lịch làm việc khiến bạn cảm thấy bực bội vì không thể tới trường đón con hay ghé thăm bố mẹ già yếu thì cũng đừng lặng lẽ cam chịu để cho sự khó chịu tích tụ. Hãy thử bàn với sếp một số cách giải quyết ví dụ như: để có thời gian đón con ở trường bạn sẵn sàng chấp nhận đi làm sớm hơn để được về sớm. Hiện không ít doanh nghiệp cũng khá linh hoạt trong vấn đề này.

9. Thay đổi thế giới xung quanh.

Nếu phải dành 8 tiếng mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần để ngồi trong 4 bức tường, trước bàn làm việc xưa cũ, buồn chán, thì chắc chắn sẽ có lúc bạn cảm thấy mình như đang ngồi trong nhà tù còn công việc không khác nào án chung thân. Hãy làm cho không gian làm việc sống động hơn bằng những bức ảnh của người thân, bạn bè hoặc những đồ trang trí yêu thích như lọ hoa…Ghế ngồi quá cao và không thoải mái? Tại sao không mang theo 1 thậm chí là 2 tấm đệm và cho các đồng nghiệp thấy bạn xử lý tình hình ra sao.

10. Sắp xếp lại hồ sơ, dữ liệu

Một trong những thứ dễ khiến tinh thần làm việc sụt giảm đó chính là những đống hồ sơ chất ngất hay dữ liệu lộn xộn trên máy tính. Hãy dành thời gian để sắp xếp lại email hoặc các tài liệu một cách ngăn nắp để bạn có thể dễ dàng tìm kiếm. 

5 cách để tận dụng thời gian rảnh trong công việc

Lên kế hoạch cho thời gian tới 

Công việc hàng ngày bận rộn có thể khiến bạn quên mất tầm nhìn dài hạn của mình bởi khi bạn luôn cúi đầu và tập trung vào nhiệm vụ trong tay, thật khó để nhìn thấy mục tiêu phía trước. Bạn nên tận dụng thời gian trống để tái tập trung vào những điều quan trọng trong các tuần, tháng sắp tới và quan trọng hơn là đảm bảo rằng các mục tiêu của bạn vẫn thực tế và có thể đạt được. Thực ra, việc này không nên chỉ được thực hiện khi bạn rảnh rỗi mà cần theo theo kế hoạch định kỳ. 

Bên cạnh những lúc “bù đầu” với công việc, bạn cũng sẽ có thời điểm rảnh rỗi trong văn phòng, như thời gian giữa 2 dự án chẳng hạn. Hãy tận dụng những lúc như vậy để giúp ích cho sự nghiệp của mình thay vì để chúng trôi qua một cách lãng phí.
Hãy tận dụng những lúc như vậy để giúp ích cho sự nghiệp của mình thay vì để chúng trôi qua một cách lãng phí.
 
Dưới đây là 5 cách sử dụng thời gian khi không có việc một cách hiệu quả: 

Trả lời email 

Trong thời đại công nghệ thông tin, email là phương tiện liên lạc phổ biến và mỗi ngày bạn lại nhận được hàng chục email với nội dung, mức độ quan trọng khác nhau. Có những thư bạn đã hồi âm ngay khi nhận được và những mail với mức độ ưu tiên thấp hơn bạn chưa có thời gian trả lời. Vì vậy, những lúc chưa có nhiệm vụ mới là thời điểm lý tưởng để sắp xếp lại hòm thư của mình, xóa những thư không cần thiết để tránh làm đầy bộ nhớ và viết mail trả lời. 

Xây dựng mạng lưới quan hệ 

Mạng lưới quan hệ có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển sự nghiệp. Các mối quan hệ và khách hàng chiến lược có thể đến từ khắp mọi nơi, từ hội chợ thương mại, tới hoạt động từ thiện, hay thậm chí buổi họp phụ huynh của con bạn. Chắc chắn, bạn sẽ “thu hoạch” được kha khá danh thiếp từ các sự kiện đó. Và khi có thời gian, hãy sử dụng chúng để liên lạc với những người mới như hẹn ăn trưa hay đi uống cà phê nhằm bàn về công việc cũng như xây dựng mối quan hệ mới. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể gọi điện cho những liên lạc cũ để củng cố mối quan hệ. 

Sắp xếp lại các ý tưởng/ vấn đề 

Thông thường, trong các hoạt động bình thường, sẽ có nhiều vấn đề và ý tưởng nảy sinh. Vì bận rộn nên bạn chỉ ghi lại sơ sài trên giấy note hay ghi nhớ trong đầu. Chúng mãi sẽ chỉ là ý tưởng trên giấy nếu không được giải quyết/ thực hiện. 

Vì vậy, nếu có thời gian rảnh, hãy sắp xếp lại các ý tưởng/ vấn đề đó và lập kế hoạch hành động cụ thể để hiện thực hóa các ý tưởng khả thi cũng như giải quyết các vấn đề còn tồn đọng. 

Nghỉ ngơi, thư giãn 

Theo logic của các nhà kinh doanh, thời gian rảnh nghĩa là có thêm thời gian để tiến hành các dự án yêu thích bị lãng quên khi bận rộn. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy “quá tải”, hãy dành thời gian đó để nghỉ ngơi và “tiếp nhiên liệu”. Một người được thư giãn để tái tạo năng lượng, sự sánh tạo sẽ làm việc hiệu quả hơn rất nhiều so với người luôn mệt mỏi trong công việc. Ngoài ra, đôi khi, những cơ hội tuyệt vời trong công việc sẽ đến vào lúc bạn hoàn toàn bình tâm như lúc này.